Bàn phìm cơ là bàn phím máy tính sử dụng các công tắc cơ học như lò xo để ghi nhận hành động nhấn phím. Đây là loại bàn phím được yêu thích bởi những người yêu thích tiếng lách cách của nó.
Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về bàn phím cơ là gì. Trong bài viết Toàn thư về phím cơ này, chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin, đặc tính của loại bàn phím này nhé.
Kích thước bàn phím cơ
Các loại phím có trên bàn phím
Mỗi một loại bàn phím đều có kích thước của nó. Kích thước này phụ thuộc vào các loại phím được bố trí trên nó.
Phím chức năng (Function keys): những phím chức năng được kí hiệu từ F1 - F12.
Hàng phím này sẽ cần thiết cho những bạn làm lập trình (ví dụ trong Visual Studio Code thì phím F3 dùng để tìm kiếm, F5 dùng để Debug), hoặc các bạn chơi game (ví dụ trong game Dota 2 thì F1 để camera chuyển đến tướng đang chơi, F7 là để gà mang đồ lên cho tướng).
Phím ký tự (typewriter keys): những phím để nhập liệu văn bản, chắc chắn là bàn phím nào cũng phải có rồi.
Phím điều hướng (cursor control keys): các phím mũi tên, phía trên sẽ có thêm các phím chức năng như: Insert, Delete, Home, End, Page Up, and Page Down
Phím số (numeric keypad): các phím giống như một chiếc máy tính, dãy phím này là thiết yếu cho các bạn làm công việc tính toán như ngân hàng, kế toán.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về kích thước của bàn phím
Full size
Đúng như tên gọi của loại bàn phím cơ này, khi sở hữu loại bàn phím này thì chúng ta có đầy đủ các loại phím.
Ưu: phục vụ mọi ngành nghề.
Nhược: to bự, phù hợp để cố định ở nhà hoặc cơ quan.
Tenkeyless(Tenkeyless/ 80%)
Đây là loại bàn phím mà bị bỏ đi phần phím số bên phải so với full size
Ưu: gọn hơn full-size, có thể bỏ ba lô đi làm.
Nhược: thiếu hàng phím số nên sẽ không phù hợp cho các bạn làm công việc tính toán nhiều.
Kích thước 75%
Loại này tiếp tục giảm thêm các phím so với loại TenKeyLess
Ưu: các phím điều hướng được sắp xếp gọn hơn bàn phím TKL, đây là kích cỡ đáp ứng được tiêu chí gọn nhưng vẫn phục vụ được các công việc cần có dàn phím chức năng (Function Keys) như lập trình viên hoặc game thủ.
Nhược: không được đẹp
Kích thước 65%
Đây là kích thước được làm tối giản từ 75% qua việc lược bỏ phần phím chức năng (Function Keys).
Ưu: gọn gàng, linh động, dễ dàng bỏ ba lô mang đi làm, kích thước cân đối nên dùng trang trí bàn làm việc rất ổn.
Nhược: do đã loại bỏ hàng phím chức năng nên các bạn lập trình viên hoặc game thủ sẽ hơi khó chịu khi sử dụng.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phím có LED để làm việc ban đêm thì đây là phần bạn cần lưu ý trong thông số của phím cơ khi mua, các tùy chọn cơ bản sẽ là: LED RGB, LED đơn sắc và không có LED.
Một ưu điểm của bàn phím có LED là có thể kết hợp với các keycap Artisan xuyên LED.
Các bàn phím cơ đang có tại VTech
Kiểu kết nối
Hiện nay bàn phím cơ cũng có nhiều kiểu kết nối với máy tính.
Kết nối có dây
Cũng như nhũng thiết bị ngoại vi khác, kết nối giữa bàn phím cơ và máy tính thông qua dây như:
Kết nối không dây(Bluetooth)
Kết nối Bluetooth đã cho thấy sự ưu việc của mình thông qua việc kết nối từ bàn phím cơ đến máy tính mà bạn không cần phải dùng thêm một đầu kết nối nào cả.
Loại Switch
Khi nói đến bàn phím cơ thì người ta quan tâm nhiều đến switch. Đây là tác nhân tạo ra những tiếng lách cách làm mê lòng người. Vì thế việc tìm hiểu về loại switch này là điều hết sức cần thiết cho việc sở hữu một chiếc bàn phím cơ.
1. Linear
Cảm giác gõ: không có khấc, nhấn phím trơn tuột.
Âm thanh: nhỏ, thích hợp các bạn gõ phím ban đêm hoặc thích yên tĩnh.
2. Tactile
Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác rõ ràng hơn linear.
Âm thanh: vừa phải, thích hợp các bạn gõ văn phòng.
3. Clicky
Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác cực kỳ rõ ràng.
Âm thanh: to và ồn, thích hợp các bạn có phòng riêng, game thủ.
Bảng mạch(PCB)
Một điểm lưu ý là sẽ có hai loại bàn phím: 1 loại mạch không thay nóng được (chỉ có thể rã hàn), 1 loại là mạch thay nóng (Hot Swap) cho phép chúng ta tùy biến Switch theo sở thích.
Không có Hot Swap
Có Hot Swap
Keycap
Keycap là bộ phận quan trọng quyết định trải nghiệm gõ phím.
Chất liệu của Keycap và công nghệ xử lý kí tự
Các chất liệu dùng làm keycap
ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene): keycap làm từ nhựa ABS, màu sắc loại này tươi tắn nên các nhà sản xuất làm ra rất nhiều bộ keycap ABS bắt mắt. Nhược điểm là bề mặt dễ bóng và dễ bám mồ hôi.
PBT (polybutylene terephthalate): keycap làm từ PBT - chất liệu cứng và bền, màu sắc ít bị xuống sắc theo thời gian. Nhược điểm là màu sắc sẽ không tươi tắn như ABS.
Công nghệ xử lý ký tự
In nổi: phương pháp đơn giản nhất, màu sẽ được in trực tiếp lên keycap để tạo ra ký tự, kí tự được in bằng công nghệ này thường khá dễ bay màu.
PBT Dye-sub là công nghệ dùng nhiệt để làm cho mực thấm sâu vào keycap, keycap được xử lý bằng công nghệ này sẽ khó bay màu.
PBT Double shot: keycap sử dụng khuôn đúc 2 lớp. Thay vì in kí tự lên keycap, kí tự được đổ khuôn và đúc bằng nhựa màu, phần còn lại của keycap được đúc quanh kí tự đó bằng nhựa màu khác. Ưu điểm của phương pháp này là kí tự trên keycap sẽ không bao giờ có thể bị mờ, đồng thời double-shot keycap cũng tạo được độ tương phản màu cao do màu của kí tự không bị ảnh hưởng bởi màu của bề mặt keycap.
Profile của Keycap
Hiểu nôm na là độ cao của
Artisan Keycap
Đây là phần làm nhiều anh em mới chơi keycap ngạc nhiên khi lần đầu tiếp cận, một cái keycap giá bằng hoặc hơn cả bàn phím!
Điều làm nên sự đặc biệt của keycap Artisan là chúng được chế tác thủ công và không bán đại trà. Để sở hữu một keycap Artisan Bạn phải mua ngay thời điểm nó ra mắt, vì nếu được bán hết thì sẽ phải chờ đợt sau hoặc phải mua lại giá cao.
Có keycap bán theo event, người bán sẽ chỉ sản xuất 10 cái chẳng hạn và quay số trong những người đặt mua.
Kết luận
Trên đây là toàn thư về bàn phím cơ mà Vtech muốn chia sẻ đến bạn. Toàn bộ các thông tin này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về từng loại bàn phím và chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt