Lựa chọn
máy tính xách tay cho giáo viên cần xem xét những tiêu chí nào? Những ứng dụng không thể thiếu cho laptop của giáo viên có thể kể đến là gì? Đây là thắc mắc phổ biến thường gặp của nhiều người trong ngành trước thời buổi công nghệ ngày càng tiến bộ như hiện nay, khi việc sử dụng những ứng dụng hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở nên quen thuộc và góp phần to lớn trong công tác quản lý chất lượng học tập.
Lựa chọn máy tính xách tay cho giáo viên và những điều cần lưu ý
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không còn xa lạ với các thầy cô giáo. Chính vì vậy, việc chọn một chiếc máy tính xách tay cho giáo viên để phù hợp với nhu cầu công việc cũng không hề đơn giản trước thị trường đa dạng các loại laptop như hiện nay.
Một vài tiêu chí cần thiết dành cho các giáo viên đang công tác trong ngành cũng như các bạn sinh viên sư phạm chuẩn bị bước vào nghề để có thể tìm được chiếc máy tính ưng ý không thể bỏ qua sau đây:
Kiểu dáng thiết kế
Một trong những tiêu chí không thể bỏ qua khi chọn
máy tính xách tay cho giáo viên chính là ngoại hình và mẫu mã thiết kế. Đa số các giáo viên có xu hướng ưu tiên các dòng máy có thiết kế gọn nhẹ để thuận tiện cho việc di chuyển và linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Hiệu năng
Do tính chất công việc đặc thù, các thầy cô thường sử dụng những ứng dụng cơ bản như PowerPoint, Word, Excel… bởi vậy cấu hình máy tính cũng không cần quá mạnh như các dòng laptop chuyên dụng cho đồ họa hay thiết kế. Với dòng máy cho giáo viên, người dùng có thể lựa chọn những loại máy tính với bộ vi xử lý sử dụng chip Intel core i3 hoặc i5 là vừa đủ.
Dung lượng RAM ít nhất cần có với máy tính xách tay cho giáo viên là 4GB, đây là dung lượng vừa đủ để cài đặt hệ điều hành Window. Tuy nhiên hãy ưu tiên chọn những chiếc laptop có dư khe RAM để có thể nâng cấp thêm dung lượng RAM khi cần thiết. Điều này giúp bạn có thể cùng lúc mở nhiều tab và thao tác nhiều tác vụ mà không sợ máy bị đơ hay giật lag.
Khi giảng dạy, các giáo viên sẽ phải lưu trữ rất nhiều tài liệu giáo án, các file dữ liệu Word, Powerpoint, bảng tính hay nhiều hình ảnh quan trọng… vì thế hãy chọn ổ cứng máy tính tối đa 1TB để thoải mái cho không gian lưu trữ. Nếu bạn muốn lướt web hay truy xuất dữ liệu nhanh hơn, có thể chọn ổ SSD tối đa 120GB là đủ dùng cho công việc giảng dạy của bạn.
Kích thước màn hình
Kích thước màn hình phù hợp cho giáo viên ưu tiên trong khoảng 14 inch đến 15,6 inch. Bởi với màn hình kích thước 13 inch có thể không đủ không gian hiển thị toàn bộ bảng điểm, và khó khăn trong quá trình chỉnh sửa dữ liệu… còn màn hình 17 inch thì có vẻ hơi quá khổ, gây bất tiện khi bạn mang máy di chuyển.
Với độ rộng màn hình như trên, người dùng có thể thuận tiện khi làm việc với các con số bảng điểm hay bảng biểu trong giáo án. Ngoài ra có nhiều loại máy có cả bàn phím riêng, giúp các thầy cô nhập điểm số nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
https://kythuatvtech.com/may-tinh-xach-tay-cho-hoc-sinh-cap-3/
Dung lượng Pin
Thời lượng pin lý tưởng với laptop cho giáo viên để đáp ứng các công việc ở trường hay đi giảng dạy ít nhất phải trên 5 giờ. Ngoài ra các loại máy có trang bị tính năng sạc nhanh sẽ là lợi thế giúp các thầy cô thuận tiện hơn khi xử lý công việc.
Đa dạng cổng kết nối
Cổng kết nối là yếu tố không kém phần quan trọng khi lựa chọn máy tính xách tay cho giáo viên. Cổng kết nối cần đa dạng, có đầy đủ các chuẩn cắm USB, đồng thời hai cổng HDMI và VGA sẽ rất cần thiết, nó giúp ích rất nhiều cho các thầy cô giáo để kết nối máy tính cá nhân với các máy chiếu tại trường học.
Máy tính xách tay cho giáo viên cần cài những ứng dụng nào?
Ngày nay, các ứng dụng hỗ trợ giảng dạy đã đem đến nhiều đóng góp hữu ích cho ngành giáo dục. Những phần mềm vô cùng tiện ích này góp phần thay đổi tích cực cho công tác nghề nghiệp của các thầy cô giáo.
So với cách dạy truyền thống chẳng hạn như sử dụng bảng phấn, truyền đạt từ sách giáo khoa, kiểm tra tập vở… thì cách dạy ứng dụng công nghệ mang đến trải nghiệm mới với nhiều điều thú vị. Với các video sinh động trực quan, kết hợp việc sử dụng máy chiếu, các lớp học trực tuyến trong mùa Covid… và cả việc quản lý thông tin, điểm số của học sinh một cách vô cùng tiện lợi.
Các thầy cô không phải mất nhiều thời gian cho việc soạn giáo án bằng tay, trong khi đó nhiều ứng dụng giúp gia tăng sự tương tác giữa người dạy và người học, làm tiết học trở nên sinh động và nâng cao khả năng tiếp thu của các bạn học sinh.
Một số ứng dụng cài đặt trên máy tính xách tay cho giáo viên phổ biến được kể đến chẳng hạn như:
Ứng dụng xây dựng bài giảng
Ngoài những phần mềm không thể thiếu trong việc soạn bài giảng như Word, Excel… còn rất nhiều ứng dụng khác giúp giáo viên có thể đưa các hình ảnh lồng ghép với những thông tin cần thiết của từng môn học, ví dụ như:
- Powerpoint: Chương trình này cho phép người dùng soạn thảo văn bản, chèn hình ảnh, thêm video, tạo các hiệu ứng thông minh… từ đó giúp người xem hiểu rõ hơn các thông tin thầy cô muốn truyền tải dựa trên những hình ảnh trực quan, những video sinh động và nhiều hiệu ứng chuyển tiếp bắt mắt không hề nhàm chán. Ngoài ra, dựa trên ứng dụng bạn còn có thể tạo ra các trò chơi để tăng sự tương tác giữa người dạy và người học.
- Canva: Ứng dụng Canva cho phép thầy cô làm mới giáo án của mình bằng việc thiết kế hình ảnh dựa trên kho hình mẫu có sẵn. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tự do sáng tạo theo cách riêng với rất nhiều họa tiết hay hình ảnh đẹp mắt vô cùng nhanh chóng.
Ứng dụng dạy học trực tuyến
Có rất nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến có thể cài đặt trên máy tính xách tay cho giáo viên, dựa trên đặc tính của mỗi loại mà người dùng có thể chọn lựa một hoặc nhiều loại cho công việc của mình.
- Zoom: Ứng dụng này đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người từ đợt dịch Covid-19 bùng phát. Zoom ngoài việc sử dụng để gọi video cho gia đình, nó đã trở thành công cụ hữu ích trong việc tạo những lớp học trực tuyến hay những buổi họp quan trọng. Với bản miễn phí, nó cho phép người dùng tổ chức buổi trao đổi tối đa 100 người và hơn thế nữa khi có phí. Ứng dụng còn được bảo mật cao và có chức năng chia sẻ màn hình, thảo luận nhóm nhỏ, lưu trữ video để phát lại cho những người không tham dự được.
- Google Classroom: Đây là phần mềm hệ thống quản lý học tập miễn phí, quen thuộc và dễ sử dụng với các giáo viên. Nó mang đến không gian duy nhất nhưng lại đáp ứng rất nhiều nhu cầu như quản lý thành viên, chia sẻ tài liệu, báo cáo hay đào tạo… Google Classroom chính là ứng dụng tập hợp tất cả các công cụ tiêu chuẩn vô cùng tiện ích như trang tính, tài liệu, Hangouts… để người dùng có thể quản lý và giảng dạy một cách liền mạch.
Ứng dụng quản lý lớp học
Ứng dụng quản lý lớp học bao gồm nhiều phần mềm riêng lẻ khác nhau như:
- Schoology: Đây là ứng dụng đã dành giải CODie của năm 2014, nó giúp kết nối giữa phụ huynh, học sinh và các giáo viên với nhau. Dựa trên ứng dụng này, các thầy cô giáo có thể quản lý bài giảng, theo dõi bài tập về nhà, xây dựng hồ sơ học sinh, tạo những buổi thảo luận trực tuyến nhằm truyền đạt kiến thức và tương tác với các thành viên trong lớp học. Nếu bạn cần một công cụ có thể quản lý nhiều việc cùng một lúc thì chắc chắn đây là phần mềm hữu ích dành cho bạn.
- Moodle: Ứng dụng này cho phép các thầy cô gửi thông báo lịch trình học tập, lịch nghỉ lễ từ nhà trường đến học sinh/sinh viên một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra Moodle còn hỗ trợ nhiều tính năng khác như thống kê điểm số, đăng tải bài tập, giao bài tập về nhà, tạo bài khảo sát, bài kiểm tra hay bài thi…
Ứng dụng lưu trữ, chia sẻ dữ liệu
Các nền tảng lưu trữ trực tuyến giúp thầy cô giáo có thể lưu trữ và chia sẻ thông tin dữ liệu công khai cho học trò của mình. Ví dụ như Google Drive được tích hợp trong gmail của từng tài khoản, hoặc có thể lưu và chia sẻ thông tin trên Onedrive, là nền tảng lưu trữ của Microsoft. Một số ứng dụng lưu trữ trực tuyến khác có dung lượng cao hơn nhưng sẽ đòi hỏi người dùng phải trả một khoản phí nhất định.
Giáo viên cần trang bị những kỹ năng gì để có thể sử dụng tốt các ứng dụng hỗ trợ này?
Theo nhiều khảo sát, có đến 87% thầy cô giáo đã mất rất nhiều thời gian để làm quen và sử dụng các ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, trong đó 24% đã từ bỏ tiếp thu các kiến thức mới này mà lựa chọn phương thức truyền thống để truyền đạt kiến thức. Vì vậy, để dễ dàng hơn khi tiếp thu những phương pháp mới cũng như thuận tiện hơn trong công tác giảng dạy, các giáo viên và thậm chí cả học sinh cũng cần được đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ số.
Một số kỹ năng cơ bản cần thành thạo bao gồm Word, Powerpoint, Excel… Đồng thời người dùng cần làm quen với các thiết bị công nghệ như máy chiếu, màn hình thông minh, kỹ năng sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin trực tuyến và cả khả năng sáng tạo để thiết kế những bài giảng mang đến sự lôi cuốn cho người học.
Trên đây là những lưu ý về lựa chọn máy tính xách tay cho giáo viên và một số ứng dụng cần thiết nhằm hỗ trợ cho quá trình giảng dạy mà VTech muốn gửi đến người đọc. Nếu quý khách muốn biết thêm thông tin về những ứng dụng phổ biến cho giáo viên hoặc đang có nhu cầu tìm kiếm máy tính xách tay phù hợp, hãy liên hệ với Vtech để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.
Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt