Laptop cũ là lựa chọn lý tưởng với khá nhiều người khi điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Tuy nhiên không phải chiếc máy cũ nào cũng tốt và nếu không có kinh nghiệm lựa chọn, rất có thể chúng ta sẽ gặp phải máy cũ kém chất lượng. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn
hướng dẫn kiểm tra laptop cũ khi mua, để có thể giúp bạn tìm được cho mình chiếc máy ưng ý, đáp ứng sở thích và yêu cầu cần thiết cho công việc.
Kiểm tra khi mua
laptop cũ là điều vô cùng cần thiết với những ai mong muốn tìm được cho mình chiếc máy tính hiệu năng tốt, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với túi tiền. Đừng hấp tấp mua đại mà hãy kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận để chắc chắn rằng chiếc máy bạn chọn còn hoạt động tốt, tránh tình trạng mất tiền mà sản phẩm lại không vừa ý.
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn kiểm tra laptop cũ qua những bước sau đây để có được cái nhìn khái quát nhất, và khi có nhu cầu mua máy tính cũ bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng và chính xác nhé.
Hướng dẫn kiểm tra laptop cũ tổng thể bên ngoài
Kiểm tra tổng thể bên ngoài là bước cần thiết không thể bỏ qua, thao tác này sẽ bật mí cho bạn thông tin tổng quát về chiếc laptop cũ bạn dự tính mua. Quan sát phần vỏ bên ngoài xem có trầy xước không, các góc cạnh có bị nứt, hở hay không, bản lề có chắc chắn không. Gập màn hình lên xuống để kiểm tra phần khớp nối, đừng quên xem xét các cổng kết nối có còn nguyên vẹn hay bị biến dạng gì không nhé.
Việc xây xước với máy tính cũ là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu máy có nhiều vết trầy xước hay cấn móp thì khả năng cao là máy bị rơi vỡ hay va chạm mạnh có thể xảy ra. Khi đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần cứng bên trong mà mắt thường không thấy được.
Kiểm tra máy laptop cũ chi tiết
Sau khi kiểm tra tổng thể laptop, cần tiến hành kiểm tra các chi tiết bên trong máy tính một cách kỹ càng để chắc chắn mọi thứ còn hoạt động hiệu quả như:
Kiểm tra cấu hình
Đây là bước quan trọng trong hướng dẫn kiểm tra laptop cũ để chắc chắn đây có phải dòng máy bạn định mua hay không. Bạn hãy kiểm tra tên của máy tính cần mua một cách đầy đủ, bao gồm cả tên mã và so sánh với tên của máy trên web. Kiểm tra và đối chiếu cấu hình, dung lượng ổ cứng, RAM xem có bị thay đổi không. Nếu có thì có thể máy tính đã bị mở hoặc bị tráo đổi một thiết bị khác trùng tên.
- Muốn check cấu hình máy, hãy vào My Computer/ nhấn chuột phải chọn Properties/ About, bạn sẽ tìm thấy toàn bộ thông tin về hệ điều hành, tốc độ CPU, RAM… của máy.
- Để xem thông tin dung lượng ổ cứng, bạn vào My computer/ Manage/ Disk Management để kiểm tra thông tin dung lượng.
- Muốn tìm hiểu thông tin về RAM, card âm thanh, card đồ họa, bạn vào Start/ Run, gõ dxdiag để kiểm tra các thông tin cần thiết.
Kiểm tra màn hình
Màn hình là thành phần hết sức quan trọng khi bạn làm việc hay học tập trên máy tính, vì thế đừng bỏ qua khâu kiểm tra chi tiết này khi mua laptop cũ. Bạn cần xem xét màn hình có vết xước hay vết nứt không, nếu xước nhẹ thì có thể bỏ qua nhưng nếu quá nhiều vết xước thì bạn cần cân nhắc lại có nên mua hay không.
Để kiểm tra xem màn hình có điểm chết hay hở sáng không, bạn có thể dùng phần mềm Dead pixel tester. Khi chạy phần mềm sẽ chuyển nền màn hình lần lượt từng màu sắc khác nhau, mỗi khi chuyển sang một màu, bạn chú ý kỹ toàn bộ màn hình xem có vạch kẻ hay điểm chết nào không nhé.
Bàn phím và chuột cảm ứng
Hãy lướt qua lại một lượt toàn bộ bàn phím để chắc chắn các phím đều cố định, không bị lỏng lẻo và không có phím nào bị rơi ra. Bạn có thể gõ thử một đoạn văn bản để kiểm tra độ nhạy của phím, hoặc có thể test phím bằng website online Key - Test. Phần mềm sẽ hiện ra bàn phím ảo, khi bạn gõ lần lượt từng phím, nếu chúng hoạt động bình thường thì bàn phím ảo sẽ hiện lên màu xanh, nếu hiện màu đỏ thì phím đó đã bị lỗi.
Với chuột cảm ứng, bạn di chuột khắp touchpad để kiểm tra xem chuột có nhảy lung tung không, xem có hiện tượng giật loạn hoặc không theo điều khiển của ngón tay không. Hãy thực hiện thao tác double click, zoom, nhấn chuột phải, trái… để kiểm tra độ cảm ứng chuột.
Kiểm tra ổ cứng
Ổ cứng thường là bộ phận không dễ kiểm tra với những người không có kinh nghiệm hay không rành máy tính. Cách đơn giản nhất dành cho những người không chuyên là bạn có thể sử dụng phần mềm Hard Disk Sentinel. Phần mềm sẽ chạy tự động và cho bạn biết kết quả ổ cứng còn tốt hay không theo nhiều mức độ.
Đây là phần mềm được đánh giá cao bởi nó có thể kiểm tra được cả ổ HDD và SSD của laptop cũ. Khi khởi chạy phần mềm, nó sẽ tự động kiểm tra, đánh giá ổ cứng của bạn và trả về kết quả ở mục Health. Nếu là Good hoặc Excellent thì ổ cứng vẫn trong tình trạng tốt. Nếu phần mềm trả về kết quả Fail hoặc Critical tức là ổ cứng bị lỗi. Căn cứ vào đó mà bạn cân nhắc đưa ra quyết định có nên mua máy này hay không.
Kiểm tra pin laptop
Một trong những bước cần thiết nữa trong hướng dẫn kiểm tra laptop cũ trước khi mua chính là dung lượng pin. Bởi pin là linh kiện tiêu hao trong quá trình vận hành máy theo thời gian, vì thế cần đảm bảo rằng nó vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn khi sử dụng.
Bạn có thể dùng phần mềm Batterymon để kiểm tra dung lượng pin máy tính. Sau khi khởi động phần mềm, hãy chọn Info/ Battery Information. Bạn cần lưu ý hai thông số bao gồm Design Capacity (dung lượng pin khi mới xuất xưởng) và Full Charge Capacity (dung lượng hiện tại càn lại khi sạc đầy).
Lấy ví dụ laptop có dung lượng Design Capacity là 4200mAh và dung lượng Full Charge Capacity là 3400mAh tức là pin này còn 80% dung lượng gốc. Nếu Full Charge Capacity ở mức càng cao thì chất lượng pin càng tốt. Với những chiếc laptop cũ, mức Full Charge Capacity thấp nhất khoảng 60% là chấp nhận được.
Cũng có thể kiểm tra pin bằng cách bật một đoạn video và để nó phát liên tục trong khoảng 15 phút, nếu lượng pin sụt giảm 10 – 20% thì máy vẫn có thể sử dụng tốt.
Kiểm tra loa, wifi, webcam
Để kiểm tra loa, nhấp chuột phải vào biểu tượng loa trên thanh Taskbar/ Playback devices/ Speakers/ Configure. Hộp thoại xuất hiện để bạn test âm thanh hai loa trái phải lần lượt. Bạn hãy nghe xem loa có bị rè hay mất tiếng không nhé. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra chất lượng loa nhanh chóng bằng việc mở một bản nhạc hoặc video, để ý âm lượng còn lớn hay không, loa có rè không hay màn loa có bị rung nhiều hay không. Nếu mọi thứ vẫn ổn định thì loa máy vẫn hoạt động tốt.
Kiểm tra webcam bằng cách mở ứng dụng camera trên laptop để xem nó có hoạt động ổn không, bạn cũng có thể thử luôn micro bằng cách quay lại video xem thiết bị còn hoạt động hiệu quả không nhé. Với windows 7 không có sẵn chương trình webcam, bạn có thể tải phần mềm Webcam Test để tiện cho việc kiểm tra.
Hãy mở ứng dụng trình duyệt web, vào một trang web bất kỳ để kiểm tra tốc độ truy cập internet của máy, xem máy bắt sóng wifi có tốt không, có bị rớt mạng thường xuyên khi sử dụng không. Bạn cũng có thể test wifi bằng cách kết nối đồng thời wifi trên laptop và một chiếc smartphone. Thường thì so với điện thoại, laptop sẽ được trang bị bộ thu phát sóng tốt hơn, nếu laptop kết nối chậm hơn điện thoại thì bạn nên xem xét lại.
Các cổng kết nối của máy tính
Sau thời gian sử dụng, các cổng kết nối rất dễ bị bám bẩn, hoen gỉ và làm cho quá trình kết nối các thiết bị ngoại vi trở nên chậm hơn, nặng hơn có thể không sử dụng được. Vì thế bạn cũng không nên bỏ qua khâu kiểm tra các cổng kết nối để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt.
Để kiểm tra các cổng kết nối, bạn có thể thực hiện lần lượt như sau:
- Với cổng USB, cắm USB vào một cổng USB trên máy tính và xem nó có phản hồi không, nếu có tức là vẫn hoạt động bình thường, kiểm tra tương tự với các cổng USB khác nữa. Với các cổng Ethernet, HDMI, cổng đọc thẻ nhớ cũng thực hiện như vậy.
- Cắm tai nghe hoặc loa vào cổng âm thanh để kiểm tra xem cổng âm thanh còn hoạt động tốt không.
VTech, địa điểm bán laptop cũ uy tín bạn có thể an tâm tin tưởng
Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn mua laptop cũ uy tín ở địa chỉ nào, thì công ty
Kỹ Thuật Việt VTech là gợi ý chất lượng không thể bỏ qua dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên giàu kiến thức chuyên môn, đặc biệt Vtech luôn sở hữu nguồn hàng phong phú, bạn có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
VTech là đơn vị chuyên cung cấp, mua bán các loại laptop, máy tính cũ mới từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Các sản phẩm tại đây luôn được sàng lọc kỹ càng từ tổng thể đến cấu hình bên trong để mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất. Cùng với dịch vụ hậu mãi, bảo hành chu đáo mọi mặt hàng, chắc chắc Vtech sẽ không làm bạn thất vọng.
Thông qua hướng dẫn kiểm tra
laptop cũ đã được trình bày ở trên, VTech hi vọng đã gửi đến bạn các bước kiểm tra máy laptop đã qua sử dụng thật đơn giản và chi tiết, đặc biệt dành cho cả những người không chuyên cũng có thể ứng dụng để tự mình kiểm tra, chọn lựa cho mình chiếc máy ưng ý.
Nếu bạn còn thắc mắc về hướng dẫn kiểm tra laptop cũ hoặc cần tư vấn về lựa chọn các dòng máy cũ sao cho phù hợp với nhu cầu công việc và sở thích, hãy liên hệ với VTech để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn một cách chu đáo nhất.
Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt