PoE hay nguồn qua Ethernet, là một công nghệ tiết kiệm thời gian và tiền bạc đã được chứng minh, cung cấp cả dữ liệu và nguồn điện một cách an toàn qua cùng một cáp Ethernet cho các mạng cục bộ (LAN).
Phân biệt các chuẩn POE ngày nay
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm mạng LAN đang tồn tại 3 chuẩn POE:
POE
Công nghệ PoE được xác định bởi tiêu chuẩn IEEE 802.3af vào năm 2003. Theo tiêu chuẩn này, PoE cho phép một thiết bị PD (thiết bị được cấp nguồn) như điện thoại VoIP nhận công suất PoE lên đến 12,95W, chỉ sử dụng hai trong trong số 4 cặp cáp xoắn có sẵn trong Ethernet hệ thống cáp.
POE+
Công nghệ PoE+ (tiêu chuẩn IEEE 802.3at) là một bản nâng cấp của công nghệ PoE, được xuất bản vào năm 2009. Các PD trên thị trường có xu hướng yêu cầu công suất cao hơn, như các điểm truy cập không dây yêu cầu công suất PoE trên 12,95W để hoạt động bình thường. Để giải quyết vấn đề đó, công nghệ PoE+, có thể hỗ trợ mức tiêu thụ điện năng cao.
Công suất tối đa được phân phối bởi mỗi cổng của bộ chuyển mạch PoE+ là 30W, cùng với dải điên áp từ 50V đến 57V.
POE++
Công nghệ PoE++ (tiêu chuẩn IEEE 802.3bt) ra đời vào năm 2018. PoE++ có thể được phân thành 2 loại: Loại 3 và loại 4. Loại 3 cho phép hai hoặc tất cả 4 cặp xoắn trong một cáp đồng để cung cấp công suất PD lên đến 51W. Loại 4 có công suất lên đến 71W tại một PD trên bốn cặp xoắn trong cáp Ethernet. Là bản nâng cấp cho bộ chuyển mạch nguồn qua Ethernet và bộ chuyển mạch PoE+, bộ chuyển mạch PoE++ có thể cung cấp tối đa 60W trên mỗi cổng PoE ở loại 3 và lên đến 100W ở loại 4.
Tại sao nên dùng thiết bị chuyển mạch có chuẩn POE?
Như tên gọi của chuẩn POE, đó là việc có thể cấp nguồn qua cáp Ethernet. Đây là một bước cải tiến trong việc sử dụng nguồn tại các thiết bị đầu cuối.
Việc sử dụng thiết bị Switch có chuẩn POE giúp cho chúng ta không cần phải đi thêm một dây nguồn kèm theo các thiết bị đầu cuối. Bên cạnh đó, việc ít dây kết nối cũng sẽ giúp việc bảo trì mạng một cách dễ dàng.
Những thiết bị nào hiện nay thường sử dụng POE?
Access Point
Thông thường thiết bị phát wifi Access Point yêu cầu phải có một đường kết nối mạng và một đường cấp nguồn. Tuy nhiên, nếu bạn chọn một thiết bị AP có chuẩn POE và được kết nối qua cáp Ethernet từ một Swtich có chuẩn POE thì không cần phải cần một nguồn điện cho nó.
Camera an ninh
Cũng như AP, Camera an ninh thường cũng phải đòi hỏi một kết nối nguồn và mạng LAN. Với những loại camera có thể kết nối dây(ổn đỉnh hơn kết nối không dây), nếu sử dụng chuẩn POE sẽ giúp việc cấp nguồn một cách dễ dàng.
Những lưu ý khi chọn thiết bị Switch có POE
Tính tiện dụng của tính năng POE đã thấy rõ, nhưng khi cần chọn thiết bị phải tính toán cho từng loại. Không phải thiết bị nào trong mạng LAN cũng cần POE. Thêm vào đó giá thành thiết bị Switch POE luôn cao hơn một thiết bị thông thường. Vì thế chúng ta cần lưu ý như sau:
- Chỉ dùng Sw POE cho những thiết bị cần phải cấp nguồn mà chúng ta không muốn rườm rà với nguồn điện riêng.
- Tham khảo với nhà cung cấp thiết bị đầu cuối về chuẩn công suất tiêu thụ nguồn POE của thiết bị đầu cuối
- Công suất cung cấp của mỗi port trên Switch
- Tổng công suất POE của Switch để tránh bị quá tải
Ví dụ: Chúng ta cần lắp đặt 8 thiết bị đầu cuối, mỗi thiết bị có công suất tiêu thụ POE tối đa là 12W. Như vậy, tổng công suất tối đa cho hệ thống là 96W.
Như vậy, chúng ta phải chọn thiết bị Switch ít nhất hơn 8 ports(có 1 port kết nối ra ngoài). Tổng công suất POE trên Switch phải ít nhất là 120W để tránh trường hợp bị tụt công suất.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản về POE và các chuẩn nâng cấp của nó. Hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp cho quý khách có được các thông tin khi chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình.
Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt
switch
access point
camera