Load balancing không chỉ là một khái niệm kỹ thuật mà còn là chìa khóa giúp đảm bảo rằng mạng của bạn hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách load balancing ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống mạng và tại sao nó quan trọng.
Load balancing là gì?
Load balancing là thuật ngữ để chỉ việc cân bằng tải đến và đi, nhằm đảm bảo không có sự quá tải cho một node mạng nào đó.
Tầm quan trọng của Load balancing trong hệ thống mạng doanh nghiệp
Hãy tưởng tượng doanh nghiệp của bạn có 100 nhân viên luôn phải truy cập mạng liên tục, điều này làm cho mạng bị nghẽn và hiệu suất của nhân viên bị giảm.
Để giải quyết tình trạng này, bạn sẽ liên hệ với nhà cung cấp để đăng ký thêm 1 line với công suất tối đa, và chia 50 – 50 nhân viên sử dụng trên 2 đường.
Hãy hình dung một số kịch bản sau:
- Khi một đường truyền bị đứt, 50% nhân viên còn lại không có mạng internet để dùng
- Nếu 50 nhân viên trong 1 cụm xài nhiều lưu lượng mang, còn 50 nhân viên còn lại xài ít lưu lượng. Nhu vậy sẽ xảy ra tình trạng nghẽn mạng cục bộ.
Tất cả 2 tình huống trên sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả công ty bạn.
Để giải quyết tình trạng này, thay vì bạn phải chia làm 2 cụm mạng nội bộ cho 2 đường truyền thì bạn sẽ dùng một thiết bị cân bằng tải – load balancing đê gộp hai đường truyền này lại.
Những thuật toán phổ biến
Hiện này các thuận toán phổ biến của Load Balacing Round Robin và Least Connection.
Round Robin
Đây là kiểu cân bằng tải một cách ngẫu nhiên. Khi bạn có từ 2 đường truyền trở lên, các gói tin sẽ gởi lần lượt một cách ngẫu nhiên tới đường truyền này và đường truyền khác. Mục đích làm sao để một đường truyền không bị quá tải.
Ưu điểm: Gói tin được gởi đi một cách tuần tự và đường truyền luôn được cân bằng.
Nhược điểm: Nếu một đường truyền bị đứt, thì gói tin mặc định được gởi qua nó, đến khi không gởi được đi ra ngoài thì gói tin sẽ được gởi lại qua đường truyền khác.
Least Connection
Với kiểu này, các gói tin đi ra ngoài sẽ được đếm và xem là đường truyền nào rãnh nhất để gởi đi.
Ưu điểm: Tập trung trên một đường truyền chính, có tốc độ mạnh.
Nhược điểm: Tuỳ theo việc phân tải mà đường truyền nào sẽ rãnh nhất.
Giải pháp load balancing cho mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với một doanh nghiệp SME từ 30 nhân sự sử dụng internet trở lên, thông thường chúng ta phải trang bị khoảng ít nhất 2 đường truyền đủ mạnh.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đi 2 đường truyền độc lập sẽ có những rủi ro như đã phân tích ở trên.
Để giúp cho những doanh nghiệp SME có thể có được giải pháp cho hệ thống mạng ổn định với chi phí thấp, các thiết bị đơn giản sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí rất nhiều.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thiết bị có thể giải quyết được vấn để này như Draytek 2927, Draytek 3930 hoặc những thiết bị của Sundray như
Sundray Gateway XMG 3200,
XMG 3300.
Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt